Hỏi: Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra cấp ủy cơ sở do cấp ủy cơ sở bầu, nhưng trong một số công việc liên quan công tác kiểm tra, giám sát thì đồng chí chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra vẫn phải thông qua hoặc xin ý kiến cấp ủy. Việc xin ý kiến này có đúng quy định của Đảng không?
Hỏi: Trong quá trình giám sát đối với Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh X, Đoàn giám sát của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phát hiện một số sai phạm của Ban cán sự trong việc lãnh đạo, chỉ đạo về việc quy hoạch và bổ nhiệm một số cán bộ cấp phòng (không đảm bảo điều kiện về công tác chuyên môn, trình độ lý luận chính trị…) Vậy, Đoàn giám sát đề nghị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh thu hồi quyết định bổ nhiệm và quyết định quy hoạch đối với các cán bộ trên thì có đúng quy định của Đảng không?
Hỏi: Đảng viên A là cán bộ công tác tại một doanh nghiệp có vi phạm, cơ quan thanh tra tỉnh đang tiến hành thanh tra vụ việc liên quan đến vi phạm của đảng viên đó. Vụ việc đang trong quá trình thanh tra thì đảng viên A đến tuổi nghỉ hưu, đơn vị quản lý đã làm thủ tục cho đảng viên A nghỉ hưu theo quy định. Vậy, tổ chức đảng có thẩm quyền quản lý đảng viên A có được làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức của đảng viên A về địa phương nơi đảng viên A cưu trú không?
Hỏi: Tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện có phải là đối tượng kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp huyện không ?
Hỏi: Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 195- QĐ/TW ngày 18/6/2019 về chỉ đạo của Ủy ban kiểm tra cấp trên đối với Ủy ban kiểm tra cấp dưới trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng. Vậy, việc chỉ đạo của Ủy ban kiểm tra cấp trên có được thực hiện “cách cấp” không?
Hỏi: Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy X thuộc tỉnh C có văn bản hỏi Ủy ban Kiểm Tra Trung ương một số vấn đề nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng liên quan đến các vụ việc xảy ra ở địa phương. Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có văn bản đề nghị Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy C. Hỏi, như vậy có đúng quy định của Đảng không?
Hỏi: Đảng bộ A và Đảng bộ B là các tổ chức đảng cấp trên cơ sở, được tổ chức đảng có thẩm quyền ra quyết định sáp nhập và chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư lâm thời. Vậy, Ủy ban kiểm tra cùng cấp của Đảng bộ lâm thời trên được thành lập như thế nào?
Hỏi: Chi bộ X ban hành kế hoạch kiểm tra đối với đảng viên A đang sinh hoạt tại Chi bộ là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy X quản lý. Trong Chi bộ có 2 loại ý kiến: Ý kiến thứ nhất: Chi bộ không có thẩm quyền kiểm tra vì đồng chí A là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý nên cấp trên mới có thẩm quyền kiểm tra đối với đồng chí. Ý kiến thứ hai: Đồng chí A là đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ nên Chi bộ có thẩm quyền kiểm tra đối với đồng chí.
Hỏi: Ở Chi bộ thôn tôi có việc gây băn khoăn cho đảng viên như sau: Ủy ban kiểm tra đảng ủy xã kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí phó bí thư chi bộ. Quyết định kiểm tra ghi: Căn cứ Điều 32 Điều lệ Đảng, Ủy ban kiểm tra đảng ủy kiểm tra đảng viên theo Điều 32 Điều lệ Đảng đối với đồng chí phó bí thư chi bộ. Một số ý kiến cho rằng quyết định kiểm tra của Ủy ban kiểm tra đảng ủy ghi như vậy là đúng, nhưng cũng có ý kiến còn băn khoăn ghi như vậy có đúng không?
Hỏi: Tổ chức đảng đã làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời cho đảng viên A nhưng đảng viên A không tham gia sinh hoạt đảng và không đóng đảng phí 4 tháng liên tục trong năm mà không có lý do chính đáng. Khi xem xét, xử lý đảng viên vi phạm, có 2 ý kiến khác nhau: Ý kiến thứ nhất: Cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời được xem xét, xóa tên trong danh sách đảng viên đối với đảng viên A. Ý kiến thứ hai: Tổ chức đảng nơi đảng viên sinh hoạt chính thức mới có thêm quyền xem xét xóa tên trong danh sách đảng viên đối với đảng viên A. Vậy, ý kiến nào đúng?