Bài học kinh nghiệm trong công tác kiểm tra khi có DHVP từ thực tế của UBKT HU Đức Hòa

16/02/2023 10:26:25AM
Màu chữ Cỡ chữ
Đảng bộ huyện Đức Hòa gồm 41 tổ chức cơ sở Đảng (đảng bộ cơ sở xã và thị trấn 20, đảng bộ cơ sở cơ quan 10, chi bộ cơ sở 11; Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở 279), tổng số đảng viên trong toàn huyện hiện nay là 5.123 đồng chí (nữ 1.772).

UBKT huyện ủy Đức Hòa hiện có 07 đồng chí, trong đó có 02 đồng chí kiêm chức. UBKT Huyện ủy xác địnhrõ công tác kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là nhiệm vụ trọng tâm của UBKT các cấp được quy định tại Điều 32, Điều lệ Đảng; việc thực hiện tốt nhiệm vụ này có vị trí rất quan trọng đối với uỷ ban kiểm tra, cán bộ kiểm tra các cấp và cán bộ, đảng viên.

Trong năm 2022, UBKT Huyện ủy Đức Hòa thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu thang điểm thi đua của ngànhvề công tác kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm (kiểm tra 02 tổ chức đảng và 05 đảng viên, trong đó có 01 cấp ủy viên cùng cấp). UBKT cấp xã đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 16 đảng viên và 18 tổ chức đảng. Qua công tác kiểm tra của UBKT các cấp trong huyện, kết luận 20 tổ chức đảng, 21 đảng viên có vi phạm; 01 trường hợp đảng viên vi phạm đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật (cảnh cáo) do có vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống. Các vụ việc được kiểm tra cũng cho thấy, dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được phát hiện chủ yếu từ nguồn đơn, thư tố cáo, phản ánh, kết luận cơ quan thanh tra.

UBKT Huyện ủy xác định công tác nắm tình hình địa bàn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các ủy viên, được phân công cụ thể trong quy chế làm việc. Địa bàn huyện Đức Hòa rộng, nhiều tổ chức cơ sở đảng, UBKT phân công ủy viên phụ trách theo đơn vị, mỗi ủy viên chuyên trách phụ trách từ 7 đến 9 đơn vị. Các ủy viên theo dõi qua việc dự hội nghị của cấp ủy, tham gia các đoàn công tác, nghiên cứu báo cáo, nội dung kiến nghị cử tri, công tác tiếp công dân, trao đổi trực tiếp với cán bộ kiểm tra cấp dưới, thông tin từ dư luận, mạng xã hội, giám sát chuyên đề, giám sát thường xuyên, đánh giá nhận xét đảng viên hàng năm, đơn thư…Qua đó từng bước nắm chắc tình hình diễn biến và hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới để nhận biết, phát hiện, sàng lọc, phân tích, lựa chọn, xác định dấu hiệu vi phạm, đối tượng vi phạm,…phân tích, đối chiếu với các quy định cụ thể của Đảng, pháp luật Nhà nước có liên quan trực tiếp đến đối tượng và nội dung dấu hiệu vi phạm, bàn bạc thống nhất trong cơ quan UBKT. Lãnh đạo UBKT, nhất là đồng chí Chủ nhiệm có trách nhiệm nắm kỹ lại tình hình cụ thể về hoạt động, sinh hoạt của tổ chức đảng, đảng viên dự kiến được kiểm tra và tình hình, điều kiện thực tế của UBKT, năng lực cán bộ kiểm tra, trao đổi ủy viên thường vụ phụ trách, báo cáo xin ý kiến Thường trực Huyện ủy để ban hành quyết định kiểm tra.

Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo của Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của UBKT Tỉnh ủy, tinh thần trách nhiệm, năng động của các ủy viên, quyết tâm thống nhất của cơ quan UBKT Huyện ủy, công tác kiểm tra, giám sát có chuyển biến tích cực, về số cuộc kiểm tra, giám sát có tăng lên đặc biệt công tác kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm về đạo đức lối sống, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, những lĩnh vực khó, phức tạp.

Những khó khăn trong công tác trong công tác nắm tình hình địa bàn; việc phát hiện, xác định, quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm ở huyện Đức Hòa đó làdo địa bàn rộng, số tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên rất đông, từ đó công tác nắm tình hình địa bàn còn hạn chế; công tác nắm tình hình của các đồng chí ủy viên UBKT Huyện ủy có lúc còn chưa kịp thời; việc thực hiện nắm tình hình qua thực hiện giám sát theo chuyên đề của các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT, chi bộ qua một số cuộc giám sát kết quả chưa cao; trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát còn chưa đồng đều, đặc biệt ở cấp cơ sở, nhiều trường hợp thay đổi do yêu cầu công tác cán bộ, từ đó việc nắm tình hình địa bàn, phát hiện, xác định, quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, nhất là kiểm tra cấp ủy viên cùng cấp và cán bộ chủ chốt khi có dấu hiệu vi phạm là công việc khó khăn, phức tạp, gặp nhiều trở ngại vì đối tượng kiểm tra ngại bị kiểm tra, sợ ảnh hưởng đến uy tín, thành tích. Vì vậy đối tượng kiểm tra thường xuất hiện tâm lý mặc cảm, đối phó, phản ứng, thiếu cộng tác. Tổ chức đảng có liên quan thường e ngại, không muốn cộng tác trong quá trình kiểm tra. Vẫn còn uỷ ban kiểm tra và cán bộ kiểm tra thiếu bản lĩnh, dũng khí và tính chiến đấu nên có biểu hiện né tránh, nể nang, ngại va chạm.

Từ những thực tế nêu trên, có thể rút ra những việc cần làm trong thời gian tới đó là:

- Quan tâm, đẩy mạnh, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Thông qua việc thuyết phục, động viên, giúp đối tượng kiểm tra tránh mặc cảm, định kiến để tích cực cộng tác, phối hợp, chấp hành tốt yêu cầu của đoàn kiểm tra; nêu cao ý thức tự giác của tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra trong việc chuẩn bị và báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực các nội dung kiểm tra, thấy được ưu điểm để phát huy, thiếu sót, hạn chế, yếu kém, khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có); tự nhận hình thức kỷ luật đúng với nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân của vi phạm.

- Công tác nắm tình hình tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên phải được thực hiện thường xuyên, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Nắm tình hình là biện pháp quan trọng, là căn cứ, cơ sở để phát hiện, sàng lọc, xác định dấu hiệu, đối tượng, nội dung vi phạm, từ đó quyết định kiểm tra. Để thực hiện tốt công tác nắm tình hình, cán bộ kiểm tra phải là người có bản lĩnh, kinh nghiệm, chuyên nghiệp; phải lắng nghe, tiếp cận thông tin đa chiều và tổng hợp, xâu chuỗi được vụ việc; thường xuyên trao đổi với các cơ quan có liên quan theo quy chế phối hợp để nắm tình hình hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên. Tăng cường công tác giám sát thường xuyên, phụ trách địa bàn, theo dõi kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên từng địa phương, cơ quan, đơn vị và mở rộng nội dung giám sát chuyên đề có trọng tâm, chú ý những nơi, lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm.

- Lãnh đạo UBKT phải chủ động trong hoạt động của UBKT, giúp cấp ủy đánh giá đúng tình hình, kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở.

- Chú trọng công tác thu thập thông tin, thông qua kênh thông tin báo chí, phản ánh, tố cáo, kết hợp với công tác thường xuyên nắm tình hình địa bàn, tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, kịp thời phát hiện, xác định và tham mưu quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

- Tranh thủ, tạo sự đồng thuận của cấp ủy, thường trực cấp ủy quản lý trực tiếp tổ chức đảng, đảng viên được phát hiện có dấu hiệu vi phạm là yếu tố rất quan trọng, giúp cho việc nắm tình hình được đầy đủ và toàn diện; là nhân tố bảo đảm cuộc kiểm tra được tiến hành thuận lợi.

- Lựa chọn cán bộ kiểm tra có bản lĩnh vững vàng, có kinh nghiệm và năng lực, trình độ nghiệp vụ, bình tĩnh, kiên quyết, nhạy bén, thể hiện chính kiến khi tiếp cận, làm việc với đối tượng kiểm tra để việc kiểm tra đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất. Kết quả xác định đối tượng, nội dung dấu hiệu vi phạm là của tổ chức đảng hay của đảng viên phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, phẩm chất, khả năng, kinh nghiệm thực tế của mỗi cán bộ làm công tác kiểm tra.

 - Thực hiện tốt công tác phối hợp. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nhất là đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, liên quan đến nhiều người thì phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa UBKT với các cơ quan chức năng có liên quan.

- Công tác kiểm tra phải chủ động đi trước, nội dung có trọng tâm, trọng điểm,Tổ (đoàn) kiểm tra, cán bộ kiểm tra phải hết sức coi trọng thực hiện công tác nắm tình hình diễn biến của đối tượng kiểm tra, tổ chức đảng quản lý đối tượng kiểm tra hoặc tổ chức đảng có đối tượng được kiểm tra và các nhân tố tác động khác trong suốt quá trình tiến hành kiểm tra để chủ động làm tốt công tác tư tưởng, động viên, thuyết phục đối tượng kiểm tra; dự kiến các tình huống nẩy sinh, các phương án cần giải quyết để không bị động, lúng túng, bảo đảm việc kiểm tra, xem xét, kết luận, xử lý có chất lượng, hiệu quả.

- Công khai kết quả kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng.

UBKT HU

 

 

 

 

 

Liên kết website